Vinh quang sẽ không tự tìm đến bất cứ ai nếu như bản thân người ấy không có tư chất và nỗ lực. Thành công của TS Dũng hiện tại là quá trình dài của chuỗi ngày “nếm mật nằm gai”, bước ra từ vùng quê nghèo với cây dược liệu quê hương để rồi ghi tên mình vào giải thưởng danh giá nơi xứ người. Bình dị, cặm cụi và nỗ lực, đó là điều người ta nghĩ đến khi nhắc lại hành trình 10 năm thầm lặng trước khi chạm tay đến thành công của TS Trần Đức Dũng.

ẤP Ủ GIẤC MƠ

MANG TÊN ƯNG BẤT BẠC

Sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung khắc nghiệt đầy nắng gió, trong một gia đình có truyền thống làm nghề thuốc nam, niềm yêu thích cây cỏ, thảo dược đã ngấm vào máu của TS Trần Đức Dũng lúc nào không hay. 

“Từ nhỏ tôi đã được ông bà kể truyền thuyết về một loài cây đặc biệt, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Người ta gọi nó là “Ưng Bất Bạc” bởi không một loài chim nào có thể lui tới và làm tổ. Chỉ biết rằng, người dân quê tôi dùng loài cây kỳ diệu đó như một vị thảo dược quý giúp giải độc, bảo vệ gan hiệu quả.”

Ưng Bất Bạc đi theo những kí ức tuổi thơ cho đến khi anh đỗ Đại học Dược Hà Nội. “Suốt 5 năm theo học từ 1995-2000, mỗi lần trở về quê hương ở xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An là mỗi lần nhận ra thực trạng rượu bia nhiều, thuốc tây, môi trường… gây ra hàng loạt các chứng bệnh về gan như: viêm gan B, viêm gan mạn tính, đặc biệt là xơ gan đang ngày càng gia tăng, không chỉ ở thành phố mà nông thôn cũng vậy. "Trước tình hình đó tôi đã nghĩ là mình cần phải nghiên cứu loại thảo dược gì đấy để giúp người dân chữa những bệnh này.”

Và rồi cơ duyên gặp lại loài cây Ưng Bất Bạc ngày nào lại tiếp tục theo anh. Trong một lần lên nhà bác ở vùng dân tộc thiểu số chơi, TS Dũng thấy người dân ở đây dùng một vị thuốc rất đặc biệt để giải độc, họ đào cây lấy rễ uống mà có thể chữa hàng loạt chứng bệnh về gan, thậm chí có những người u gan, xơ gan cũng uống thảo dược này mà khỏi bệnh. Vị thuốc đó không phải đâu xa mà chính là Ưng Bất Bạc – loài cây đã khảm vào tâm trí anh qua những lời kể của ông bà.

Cái tên “Ưng Bất Bạc” đã khơi dậy trong tôi biết bao tò mò và cũng chẳng biết tự bao giờ, tôi luôn ấp ủ một ước mơ phải làm một điều gì đó để nâng tầm giá trị của loài cây đặc biệt này.

“Để hiện thực hóa giấc mơ ấy, năm 2000, sau khi tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, tôi xác định mục tiêu của mình là phải nghiên cứu sâu hơn về loài dược liệu này, chỉ có con đường nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chiết xuất hiện đại mới là giải pháp hữu hiệu nhất tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.”

Suy nghĩ này đã thôi thúc TS Dũng quyết tâm mang Ưng Bất Bạc sang Đài Loan - Quốc gia hàng đầu về chiết xuất dược liệu trên thế giới để tìm hiểu. Câu chuyện 10 năm thầm lặng với công trình nghiên cứu đông dược đầu tiên được cấp bằng sáng chế tại Mỹ bắt đầu từ đây.

MỘT MÌNH

ĐEM ƯỚC MƠ RA XỨ NGƯỜI

Đầu năm 2003, chàng thanh niên cử nhân dược Trần Đức Dũng một thân một mình mang theo rễ cây Ưng Bất Bạc bước chân sang Đài Loan. Những ngày đầu, cuộc sống còn nhiều khó khăn, từ bất đồng ngôn ngữ, chi phí học tập đến sinh hoạt hàng ngày… Anh phải làm thêm đủ nghề để trang trải học phí, từ phục vụ quán ăn, đến bảo vệ chung cư,…Nhưng may mắn sau đó, anh được thầy Thích Tịnh Giác giới thiệu vào ở trong chùa, nơi đã đã gắn bó và cưu mang anh suốt 5 năm đầu gian khó bên nước bạn.

Chừng ấy khó khăn đương nhiên chẳng thể làm giảm nhiệt huyết trong anh, với niềm đam mê về loài dược liệu quý Ưng Bất Bạc từ thuở niên thiếu, anh quyết không nản lòng. Khi vốn tiếng Trung tốt hơn, anh tham gia làm thông dịch viên, dịch tài liệu cho các công ty Đài Loan với nhiều chuyên ngành khác nhau như Y Dược, Pháp luật, Văn hóa… Đây cũng chính là thời điểm anh tích thêm cho mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích. Suốt thời gian học tập, làm việc tại Đài Loan, anh đã có cơ hội được tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều nhà khoa học có cùng ý tưởng nghiên cứu đề tài này.

Anh Dũng nhớ lại lần đầu tiên gặp gỡ GS. Hoàng Trí Dương – người trực tiếp hướng dẫn đề tài tại trường Đại học Dược Trung Quốc: “Thầy Dương nói đây là nghiên cứu tạo dấu mốc cho ngành dược, mở ra cơ hội mới với bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan và có ý nghĩa an sinh xã hội lớn.” Đề tài nghiên cứu của TS Dũng chính là về công nghệ chiết xuất và hiệu quả của Ưng Bất Bạc trên tế bào ung thư gan ác tính. 

Cả ngày học và nghiên cứu ở trường, tối đi làm thêm, mỗi ngày anh chỉ ngủ nhiều nhất là 4 tiếng đồng hồ

Thời gian ở phòng thí nghiệm là những tháng ngày “trường kỳ thức đêm” để làm nghiên cứu, song song với đó anh phải thường xuyên thử thuốc với nhiều phương pháp và nồng độ khác nhau để tìm ra lời giải tối ưu cho điều trị bệnh. Cả ngày học và nghiên cứu ở trường, tối đi làm thêm, mỗi ngày anh chỉ ngủ nhiều nhất là 4 tiếng đồng hồ, đến 2-3h sáng mới trở về phòng để dành chút nghỉ ngơi ít ỏi cho bản thân.

Chưa kể, việc nghiên cứu chuyên ngành ung thư khiến TS Dũng gặp không ít nguy hiểm khi tiếp xúc với tế bào ung thư, hóa chất độc hại, cả quá trình đều phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, các thí nghiệm phải làm tối thiểu 5 lần và cho ra kết quả tương đương giống nhau. Đâu chỉ mỗi công việc trong phòng thí nghiệm, hàng tuần anh còn phải gửi báo cáo khoa học để thảo luận cùng các giáo sư nhằm đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo. 

Gánh nặng cuộc sống, sự mệt mỏi trong nghiên cứu, biết bao lần thử nghiệm thất bại, anh Dũng đôi khi nản chí và định bỏ cuộc, nhưng nghĩ đến những bệnh nhân gan và ước mơ giúp một loài cây quý không bị lãng quên, niềm khao khát trong anh lại trỗi dậy mạnh mẽ, gai góc: “Tôi mang theo khát khao lớn từ Việt Nam sang Đài Loan tìm hiểu về cây Ưng Bất Bạc nên dù áp lực lớn, gặp nhiều khó khăn nhưng tôi luôn tự nhủ phải cố gắng quyết tâm học tập và nghiên cứu thành công mới về nước.”

KHOẢNH KHẮC CHẠM TAY

VÀO GIẤC MƠ

Cứ thế 10 năm miệt mài trong phòng thí nghiệm, cùng sự giúp đỡ của các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực dược liệu và công nghệ y sinh học, TS Dũng đã hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu về tác dụng của Ưng Bất Bạc trên tế bào gây ung thư gan. Một trong 3 đề tài đã được bình chọn là nghiên cứu xuất sắc nhất và được xuất hiện trên trang bìa của một tạp chí khoa học uy tín. 

Sau khi báo cáo với hội đồng khoa học của trường, nhà trường có đề xuất anh đăng ký độc quyền phát minh khoa học của Mỹ và Đài Loan. Thế nhưng, hành trình để những nghiên cứu này được cấp bằng sáng chế cũng không hề đơn giản. Một thân một mình cặm cụi nghiên cứu và lại tự bản thân mang những tâm huyết đó để được thế giới công nhận. 

Quá trình thẩm định diễn ra vô cùng chặt chẽ trong suốt một năm trời. Anh chỉ được gửi đi mẫu nghiên cứu và kết quả thí nghiệm, còn việc tiến hành kiểm tra độ chính xác sẽ có một đội ngũ riêng đảm trách, và kết quả khi ấy là kết quả cuối cùng, không thể chỉnh sửa để đảm bảo tính trung thực. Đơn vị mà anh đăng ký bản quyền sẽ dùng toàn bộ tài liệu gốc để đối chiếu và thẩm định tỉ mỉ, kỹ càng đến từng kết quả nhỏ, từng ghi chép, câu viết trong nghiên cứu của anh.

Ấy vậy mà sự chờ đợi để cầm được tấm bằng sáng chế đâu chỉ có một năm. Sau khi hội đồng khoa học của Đài Loan và Mỹ thẩm định xong, họ sẽ công khai toàn bộ kết quả này lên website chuyên ngành để kiểm tra tính chính xác, duy nhất và hợp pháp của nghiên cứu Ưng Bất Bạc. TS Dũng 

Vượt qua bao khó khăn, cố gắng và chờ đợi, năm 2012, công trình của anh đã được Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban khoa học công nghệ Đài Loan cấp bằng sáng chế, tặng giải thưởng “Nghiên cứu Trung Y dược Hứa Hồng Nguyên”, một giải thưởng uy tín của Đài Loan. Cũng vào năm này, Hội đồng khoa học Đại học Y Dược Đài Loan (Trung Quốc) còn bình chọn TS Trần Đức Dũng là “Nghiên cứu sinh hệ đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp xuất sắc."

Nghiên cứu của TS Dũng đã chứng minh được 4 nhóm tác dụng quan trọng của rễ Ưng Bất Bạc. bao gồm:

Bảo vệ tổn thương tế bào Gan do sử dụng rượu bia và thuốc tân dược trong thời gian dài.
Kháng virus viêm Gan B, làm hạ men Gan, tái tạo và phục hồi các chức năng của Gan.
Diệt tế bào ung thư Gan người HA22T thông qua cơ chế hoạt hóa protein PP2A, làm giảm sự phát triển của khối u.
Ức chế sự sản sinh ra tế bào ung thư HA22T và ức chế sự tăng sinh, khả năng xâm lấn và các tín hiệu di căn của tế bào HA22T thông qua hoạt hóa protein PP2A.

TS Dũng đã phối hợp cùng 2 giáo sư đầu ngành về thuốc cổ truyền ở Đài Loan để làm thử thành phẩm từ chiết xuất Ưng Bất Bạc cho bệnh nhân dùng thử, kết quả thử nghiệm trên bệnh nhân xơ gan, u gan, hay viêm ban B đều cải thiện rất nhanh chóng.

NIỀM QUYẾT TÂM

CHỞ GIẤC MƠ ƯNG BẤT BẠC VỀ VIỆT NAM

Những thành công đạt được mang đến không ít cơ hội cho anh lời mời làm việc trong môi trường tiên tiến, hiện đại ở nước ngoài với mức lương hấp dẫn. Nhưng tiếng gọi quê hương đã thôi thúc anh trở về. Quyết định đó một phần để người dân trên quê hương anh có cơ hội phát triển nghề trồng và cung ứng dược liệu sạch, nâng cao đời sống. Đồng thời tạo ra một sản phẩm bảo vệ gan chất lượng cao mang thương hiệu Việt để chăm sóc sức khỏe người Việt.

 “Tôi nghĩ rằng, những gì mình đã vất vả nghiên cứu trong hàng chục năm qua phải mang lại lợi ích cho cộng đồng, trong khi dược liệu quý Ưng Bất Bạc có sẵn ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn làm chủ được công nghệ để chiết xuất nguồn dược liệu quý này nên tôi nghĩ người dân cần được hưởng thành quả từ công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện với chi phí thấp nhất”- Tiến sĩ Trần Đức Dũng cho biết. 

Cầm tấm bằng độc quyền sáng chế Hoa Kỳ trở về quê hương, người thanh niên năm nào lúc này đã là một TS Dược học, ở cái tuổi 38 là lúc người ta tìm kiếm một gia đình nhỏ cho riêng mình thì anh vẫn cặm cụi, miệt mài ngày đêm suốt 4 năm (2013-2017) theo đuổi dự án “Đánh thức dược liệu quý ngàn năm Ưng Bất Bạc”, đồng thời chuyển giao công nghệ chiết xuất hoạt chất từ Ưng Bất Bạc cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI để sản xuất thành công sản phẩm Heposal. 

Anh Dũng tin tưởng: “Với giá thành phải chăng, sản phẩm này sẽ giúp những bệnh nhân nghèo có cơ hội được sử dụng, an tâm điều trị không lo gánh nặng chi phí”.

Với giá thành phải chăng, Heposal sẽ giúp những bệnh nhân nghèo có cơ hội được sử dụng, an tâm điều trị không lo gánh nặng chi phí

Được đưa ra thị trường từ năm 2017, đến nay Heposal đã đồng hành với trên 1 triệu người, ghi nhận sự cải thiện rõ rệt sau 3 tháng sử dụng. Heposal chuyên chở niềm tin, mang theo “hy vọng vàng” cho những bệnh nhân xơ gan, ung thư gan, làm giảm tỷ lệ mắc mới và tử vong do các bệnh lý về gan ở Việt Nam. Cũng chính năm này, Dự án của TS Dũng được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa vào “Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025.”

TS Dũng bộc bạch: “Vậy là, sau 15 năm từ lần đầu tiên tiếp xúc với cây Ưng Bất Bạc và 10 năm nghiên cứu về loại cây này ở nước ngoài, trở về quê hương, có một niềm vui dâng lên trong tôi, không gì sánh bằng, bao thành quả phấn đấu, nỗ lực, cuối cùng cũng đã đưa vào ứng dụng, phục vụ xã hội, mang lại sức khỏe cho cộng đồng”.

Ở dải đất Nghệ An, Hà Tĩnh mai đây sẽ phát triển một vùng trồng dược liệu quý Ưng Bất Bạc. Loài cây này rồi sẽ đi theo một câu chuyện mới - Câu chuyện về “Người hùng thầm lặng” Trần Đức Dũng đã bỏ cả thanh xuân, gác lại hạnh phúc nhỏ phía sau để lặng lẽ suốt 1 thập kỷ biến giấc mơ cứu “lá gan” người Việt thành hiện thực. 

2000

3/2003

2012

2013

2017

Hiện tại

  • Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội
  • Sang Đài Loan nghiên cứu về dược liệu Ưng Bất Bạc
  • Hoàn thành thành công 3 đề tài nghiên cứu 
  • Tốt nghiệp hệ đào tạo Tiến sĩ xuất sắc
  • Giải thưởng nghiên cứu Trung y dược “Hứa Hồng Nguyên”
  • Bằng sáng chế do Bộ khoa học và công nghệ Hoa Kỳ và Đài Loan cấp
  • Trở về Việt Nam phát triển dược liệu Ưng Bất Bạc
  • Chuyển giao công nghệ cho Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI
  • Đưa sản phẩm Heposal ra thị trường
  • Viện trưởng Viện khoa học phát triển thuốc cổ truyền Việt Nam

Heposal được coi là hướng đi mới, đánh thức tiềm năng dược liệu quý ngàn năm Ưng Bất Bạc, chuyên chở niềm tin, mang theo “hy vọng vàng” cho những bệnh nhân xơ gan, ung thư gan, làm giảm tỷ lệ mắc mới và tử vong do các bệnh lý về gan ở Việt Nam.

Bằng sáng chế Hoa Kỳ

(Số US8409632B2)